Kỳ II: Khi doanh nghiệp sợ bán hàng
21/03/2011 1:53:00 CHTin trong nước

Chưa bao giờ doanh nghiệp (DN) xăng dầu lại “sợ” phải bán hàng như thời gian vừa qua. Hàng loạt vấn đề trong khâu phân phối xăng dầu đã bộc lộ, nhưng chưa được xử lý triệt để.

Kỳ I: Thị trường mới ở ... khúc đầu

Cuối năm 2010, Tổng giám đốc Petrolimex Bùi Ngọc Bảo đưa cho phóng viên Báo Đầu tư bức thư của chủ một cây xăng ở Long An gửi lãnh đạo Petrolimex, phản ánh việc họ làm đại lý bán lẻ cho Petrolimex, nhưng bị thua lỗ trong thời gian dài do mức chiết khấu thấp và ngày càng giảm.

“Nguyên nhân chính của việc DN nhỏ chúng tôi lỗ nặng là do mức chiết khấu của DN đầu mối dành cho chúng tôi quá thấp. DN phân phối lớn do bị neo giá, nên bị lỗ và mỗi ngày lại giảm thêm mức chiết khấu. Có thể Nhà nước có biện pháp hỗ trợ các DN nhà nước, nhưng với DN tư nhân thì không được hỗ trợ và tình trạng này không thể kéo dài, nếu như chiết khấu bán hàng không được nâng lên”, bức thư viết.

Đến cuối tháng 2/2011, lo ngại của DN này đã trở thành sự thật khi hàng loạt cây xăng tư nhân trên cả nước đóng cửa hoặc bán hàng cầm chừng vì nhiều lý do, trong đó có lý do không chịu được ức lỗ trong thời gian dài.

Câu chuyện trở nên phức tạp khi nó vượt qua sự chịu đựng của nhiều DN. Đặc biệt, thị trường có nguy cơ thiếu xăng dầu. Ngay lập tức, ngành bán lẻ xăng dầu quay lại… thời bao cấp, khi ban hành “định mức bán lẻ”. Đó là các thông báo: khách đi xe máy không được mua quá 40.000 đồng và ô tô mua không quá 150.000 đồng.

Đương nhiên, khi số lượng cây xăng sợ bán hàng tăng lên, thì gánh nặng cung cấp hàng đổ lên vai một số DN.

Hậu quả của tình trạng đóng cửa hàng tại nhiều nơi, dồn sức phục vụ về một số cửa hàng có khả năng cung cấp xăng dầu đã khiến tình hình cung ứng xăng dầu trong 2 tháng đầu năm 2011 tại thị trường nội địa luôn “căng như dây đàn”.

Có khá nhiều điều xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam, chẳng hạn như việc Petrolimex mời các phóng viên đến trụ sở Tổng công ty để thông báo rằng, lượng xăng dầu mà DN này nhập về còn lớn hơn cả khối lượng tối thiểu được giao. Điều đó thể hiện trách nhiệm của DN lớn nhất trong ngành kinh doanh xăng dầu, nhưng cũng cho thấy, dư luận đang quá quan tâm đến vấn đề nguồn cung xăng dầu.

Trong thời điểm nhiều cửa hàng đóng cửa không bán hàng, thì cũng là lúc vấn đề chính sách kinh doanh xăng dầu được đem ra mổ xẻ, ít nhất là ở quy định mỗi DN chỉ được phép làm đại lý bán hàng cho một đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Có DN xăng dầu đã “ước” rằng, giá như quy định trên được thực hiện một cách nghiêm túc, thì việc kiểm tra tình trạng thiếu xăng dầu trên từng địa bàn, từng cây xăng sẽ vô cùng dễ. Trên thực tế, một cây xăng nhận bán hàng cho nhiều DN cung ứng xăng dầu, mặc dù đây là hành vi bị cấm, nhưng đã tồn tại quá nhiều năm mà không được xử lý dứt điểm.

Vì vậy, DN cung cấp đủ xăng dầu theo hợp đồng thì “ấm ức” khi bị cây xăng bán lẻ “tố” rằng, muốn mua thêm của DN phân phối lớn cũng không được (do vượt quá số lượng quy định tại hợp đồng ký trước đó). Trong khi đó, DN giảm lượng bán ra thị trường thì ung dung, bởi chẳng có ai “sờ” tới, thậm chí là “bêu tên” cũng không.

Chính tình hình cung ứng xăng dầu trong 2 tháng đầu năm ở vào tình trạng nói trên đã khiến các DN nhấp nhổm, còn người tiêu dùng thì nơm nớp âu lo.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.080
Xăng RON 95 - III
20.520
Xăng E5 RON 92 - II
19.340
Dầu DO 0,05S 18.500
Dầu DO 0,001S - V 18.610

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 21/11/2024

Giá dầu thô Brent