Chính phủ giải trình về giá tiêu dùng tăng cao quý I/2011
21/03/2011 1:19:00 CHTin trong nước

Cập nhật những con số mới nhất về chỉ số giá tiêu dùng tháng 2, tháng 3; áp lực từ việc tăng giá điện, xăng dầu dồn dập… Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng “giải trình” trước QH về những giải pháp tập trung chỉ đạo điều hành thực hiện KT-XH năm 2011.

Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng (ảnh: Việt Hưng).

Báo cáo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ đưa ra nhận định, tăng trưởng quý I năm 2011 ước đạt 5,5% là tiếp tục đà tăng dù tốc độ giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2010 (quý I năm 2010 tăng 5,83%, quý IV tăng 7,34%).

Thu ngân sách 2 tháng đầu năm tăng 17,6%, chi ngân sách tăng 16,6% so với cùng kỳ 2010. Vốn đầu tư phát triển quý I cũng ước tăng 14,3%.

Cộng thêm những áp lực hiện tại như lạm phát tăng cao, giá lương thực, thực phẩm, dầu thô và nguyên liệu cơ bản tiếp tục tăng, Phó Thủ tướng thường trực cho rằng, khủng hoảng chính trị ở Bắc Phi, Trung Đông, thiệt hại nặng nề do động đất, sóng thần ở Nhật Bản cũng sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển kinh tế.

Nhìn thẳng thực tế, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cảnh báo đất nước đang gặp phải những khó khăn lớn hơn năm trước. “Lạm phát tăng cao do cộng hưởng của các yếu tố: lạm phát toàn cầu tăng, nhất là giá lương thực, giá vàng, giá dầu thô”, Phó Thủ tướng cho rằng đây là thách thức lớn nhất.

Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng 1,74%, tháng 2 tăng 2,09%, tháng 3 ước tăng 2,2%. Cả quý I dự tính tăng tới 6% có thể coi là những “kỷ lục” mới. Việc tăng giá tiêu dùng trong điều kiện phải thực hiện chủ trương điều chỉnh giá xăng dầu, giá điện làm cho tình hình càng trở nên khó khăn hơn.

Cùng với lạm phát, mặt bằng lãi suất cao, tỷ giá chưa ổn định, giá vàng tiếp tục biến động mạnh, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng, hoạt động sản xuất kinh doanh, gây bất ổn kinh tế vĩ mô và đời sống nhân dân.

Hệ quả của các giải pháp ngăn chặn đa suy giảm kinh tế trong thời gian qua, ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt lớn ở các tỉnh miền Trung cũng sẽ đe dọa tới các mục tiêu đã xây dựng.

Phó Thủ tướng cho rằng, tình hình trên đặt ra thách thức lớn. 5 giải pháp chủ yếu tập trung chỉ đạo điều hành của Chính phủ nhắm tới trước hết để kiềm chế lạm phát.

Chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng nhắm tới hạn chế tăng cung tiền, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu tốc độ tăng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%. Nhất định giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng cho lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.

Các công cụ, chính sách tiền tệ sẽ được điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả, nhất là các loại lãi suất, tỷ giá. “Siết” chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng, thu đổi ngoại tệ.

Nhóm giải pháp chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách tập trung để đạt tăng thu 7-8% so với dự toán năm 2011 đã được QH thông qua. Sắp xếp lại chi thường xuyên để tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong năm với các biện pháp cụ thể như tạm dừng trang bị mới xe ô tô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng, giảm chi tối đa điện, nước, điện thoại, xăng dầu, văn phòng phẩm…

Mục tiêu đề ra là giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP, tăng cường quản lý nợ Chính phủ, nợ quốc gia.

Việc điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu vừa qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng phân trần là các doanh nghiệp vẫn chưa có lãi nhưng cũng không bị lỗ. Quyết định tăng giá đã gắn với việc hỗ trợ người nghèo. Khi giá xăng dầu quốc tế có thay đổi thuận lợi sẽ tiếp tục giữ giá, điều chỉnh thuế để duy trì phát triển sản xuất kinh doanh.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.080
Xăng RON 95 - III
20.520
Xăng E5 RON 92 - II
19.340
Dầu DO 0,05S 18.500
Dầu DO 0,001S - V 18.610

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 21/11/2024

Giá dầu thô Brent