Nghiên cứu khoa học Dầu khí: Việc cần làm ngay!
09/03/2011 8:53:00 SATin trong nước

Từ nghiên cứu đến ứng dụng là cả quá trình lâu dài, có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, muốn nghiên cứu khoa học Dầu khí thành công cần khắc phục những tồn tại và đưa ra những kiến giải nhanh chóng, kịp thời và chuẩn xác.

Đổi mới tư duy kịp thời 

Chủ nghĩa giáo điều luôn luôn là cản trở chính cho tiến bộ trong mọi lĩnh vực. Những quan điểm địa chất, kỹ thuật hay khoa học nói chung áp dụng trong một lĩnh vực, một địa bàn, một đối tượng nào đó nếu thực tiễn đã cho thấy ít hoặc không thành công thì phải nhanh chóng thay đổi tư duy, tìm và áp dụng những quan điểm mới một cách kịp thời. Lịch sử tìm kiếm – thăm dò ở bể Cửu Long đã cho những kinh nghiệm quý giá về vấn đề này khi các công ty dầu khí quốc tế lớn như Shell, Total, Deminex… rút lui vì không phát hiện dầu công nghi ệp nhưng sau đó các công ty ít tên tuổi hơn lại tìm ra  hàng loạt mỏ mới.

Từ cách suy nghĩ trên, đối với  vùng trũng sông Hồng nên chuyển  hẳn  đối  tượng bẫy cấu  tạo sang  bẫy thạch  học  -  địa tầng trong môi trường trầm  tích tam  giác châu, áp dụng các phương pháp xử lý - minh  giải địa vật lý mới thích hợp đối với tài liệu cũ đã có sẵn cũng như mạnh dạn thử nghi ệm,  áp dụng các phương pháp tìm kiếm – thăm dò trực tiếp như địa hóa hiện đại, khai  thác thông tin về sự có mặt của dầu/khí trong các tham số biên độ, tần số của sóng địa chấn, kết hợp sóng dọc và sóng ngang, sử dụng tổ hợp các phương pháp địa vật lý  giếng khoan có hiệu quả cao trong môi trường phân lớp mỏng và bất đồng nhất, chọn lựa hợp lý công nghệ khoan, chế  độ dung dịch, công nghệ  thử vỉa v.v... để tìm  các  tích tụ dầu khí mới.

Đối với các bể khác cũng nên từng bước chuyển sang kết hợp tìm kiếm – thăm dò bẫy cấu kiến tạo với bẫy phi cấu tạo, sử dụng địa chấn 3C, 4D, điện từ cũng như nhanh chóng ứng dụng các phương pháp thu hồi dầu tăng cường trong các mỏ đã, đang và sẽ khai thác, đặc biệt là các mỏ lớn. Về địa bàn hoạt động cần tích cực tiến ra các vùng mới, vùng bi ển sâu, vùng xa bờ  một cách linh hoạt.

Trong công tác quản lý cần tăng tốc đầu tư xây dựng và nâng cấp các đơn vị nghiên cứu kinh tế, các đơn vị thiết kế, nghiên cứu khoa học nói chung cũng như hệ thống thông tin khoa học tương xứng với vai trò của chúng trong công nghiệp dầu khí.

Cơ chế quản lý cũng như các giải pháp tài chính, đổi mới tổ chức, cải cách hành chính, hoàn thiện hệ  thống văn bản pháp  lý,  xây dựng văn hóa doanh nghiệp v.v... vẫn là những giải  pháp thường xuyên nhưng đối với nước ta vẫn phải đặt trong lĩnh vực đổi
mới tư duy mới nhanh chóng thoát khỏi tình trạng trì trệ, chậm  chạp và quan liêu, hệ quả của chế độ bao cấp kéo dài trong quá khứ.

Trong những năm gần đây,  các vấn đề đào tạo, sử dụng, đãi ngộ người lao động, thu  hút nhân tài… đã  được nhấn mạnh nhưng việc triển khai thực hiện các chủ trương đúng đắn đó vẫn chưa đúng tầm. Vì  vậy các giải  pháp đã được đề xuất trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cần được ứng dụng nghiêm túc.

Nhập và nhận chuyển giao công nghệ

Để có công nghệ và thiết bị hiện đại trong lúc nền khoa học và công nghi ệp của nước ta còn thấp thì hầu như chỉ có một con đường là nhập khẩu và nhận chuyển giao công nghệ từ các nước có ngành dầu khí phát tri ển. Thông thường chi phí cho việc này rất cao, kèm theo nhi ều đi ều ki ện ràng buộc và chi phí cho chuyên gia, bảo dưỡng, mua phụ tùng thay thế không những đắt mà còn kéo dài rất lâu. Cho nên giải  pháp nhập khẩu và nhận chuyển giao công nghệ  đòi  hỏi  phải nghiên cứu thật kỹ nhu cầu của ta cũng như những  tính năng của thi ết bị, máy móc có  trên thị trường thế giới để có  thể chọn mua/nhận cho phù hợp, tránh lãng phí. Để sử dụng có hiệu quả, việc đào tạo kỹ năng cho cán bộ có tầm quan  trọng hàng đầu.

Những người này không những chỉ biết sử dụng  thành  thạo một cách cơ học các thi ết bị/công nghệ đó mà phải hiểu những lý luận cơ bản liên quan đến nguyên lý vận hành, hoạt động của thiết bị/công nghệ để có thể dùng hết công năng của chúng cũng như để sửa chữa các hỏng hóc nhỏ, duy tu, bảo dưỡng và xa hơn  là để chế tạo ra những sản phẩm đồng chất lượng hoặc cải tiến, sáng tạo, phát minh ra những thiết bị/công nghệ có chất lượng cao hơn. Đó mới thật là giải pháp “đứng trên vai người khổng lồ” để  thực hi ện chủ trương “đi tắt, đón đầu”, nếu không làm được như thế thì chúng ta chỉ buộc mình vào guồng phụ  thuộc kéo dài không bao giờ chấm dứt.

Chiến lược dầu khí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cách đây 5 năm và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu thực hiện tương đối tốt các mục tiêu của chiến lược đó. Tuy nhiên một số chỉ tiêu vẫn còn chưa đạt như sản lượng khai thác hàng năm, kế hoạch mua tài sản ở nước ngoài, kế hoạch tìm kiếm – thăm dò vùng nước sâu v.v… Vấn đề đặt ra cho chúng ta hi ện nay  là cần tổng kết xem những gì đã thực hiện được, cái gì chưa thực hiện tốt, nguyên nhân của các thành tựu và khiếm
khuyết để từ đó tìm ra các giải pháp bổ khuyết, đặc biệt là các giải pháp mang tính đột phá để tăng tốc độ thực hiện và thực hiện vượt mức các mục tiêu chi ến lược đã được ban hành.

Xây dựng ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đạt trình độ hiện đại  là  sự nghi ệp của cả nước chứ không phải của riêng ngành dầu khí, cho nên việc chỉ đạo tập trung của Chính phủ để huy động mọi lực lượng, mọi ngành, tạo ra sức mạnh tổng hợp mới  có thể  hoàn thành được nhi ệm  vụ trọng đại  này. Hy vọng rằng quan điểm xem “Khoa học - kỹ thuật là then chốt” sẽ được quán triệt thật đầy đủ và đưa vào cuộc sống thật nghiêm  túc,  sáng tạo để PVN thực hiện tốt nhất  các kế hoạch 2011-2015-2025, góp phần xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp vào cuối thập kỷ sau như các nghị quyết của các kỳ đại hội Đảng đã xác định.

TS. Trần Ngọc Toản – Nguyên Viện trưởng Viện Dầu khí
 
Tài liệu tham khảo:

1. Công báo của Chính Phủ. Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến
năm 2015 và định hướng đến 2025.  Hà Nội 2006.

2. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Quy hoạch công tác tìm kiếm - thăm dò và khai
thác dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025.  Hà Nội 2007.  
                                   
3. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010 và kế hoạch 5 năm 2011-2015. Hà Nội tháng 10 năm 2009.

 
Giá bán lẻ tại COMECO
Nhiên liệu Giá (đồng/lít)
Xăng RON 95 - V
21.080
Xăng RON 95 - III
20.520
Xăng E5 RON 92 - II
19.340
Dầu DO 0,05S 18.500
Dầu DO 0,001S - V 18.610

Thời điểm áp dụng: 15g00 ngày 21/11/2024

Giá dầu thô Brent