* Tin liên quan: Lo ngại kinh tế toàn cầu đang phủ bóng lên triển vọng giá dầu (P 1)
|
Một lần nữa, giá dầu lại tăng cao và tác động mạnh mẽ vào khu vực đồng tiền chung châu Âu. Nguồn ảnh:IMF/ Thomson Reuters Datastream |
Cuộc khủng hoảng dầu hiện có
Các nguồn cung dầu đang bị phá vỡ do một tâm lý tham chiến bên trong Tổ chức các Quốc gia Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) kết hợp với một cú sốc đặc thù trong một kiểu tấn công khủng bố vào một hệ thống máy móc dầu mỏ quan trọng.
Cùng với nhu cầu toàn cầu đối với dầu lửa mạnh lên do tăng trưởng kinh tế thế giới nhanh hơn, cú sốc về nguồn cung có thể khiến giá dầu vượt ngưỡng trước đó là 150USD/thùng.
Thu nhập của người dân châu Âu cũng bị hạn chế hơn, đẩy tất cả các nền kinh tế trở lại giai đoạn suy thoái, khiến cho các dòng vốn chạy ra khỏi lãnh thổ khu vực đồng tiền chung châu Âu. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Bỉ đã kêu gọi khoản cứu trợ từ các quốc gia còn lại của khu vực đồng tiền chung, nhưng hệ thống châu Âu đã sụp đổ do chính sức nặng của họ và Đức từ chối cho các quốc gia khác vay thêm tiền.
Các tài xế trên khắp châu Âu đã phản đối tại các nhà máy lọc dầu, phá vỡ hệ thống phân phối xăng và làm trầm trọng thêm tình trạng rối ren của nền kinh tế. Tình trạng đình đốn ở Anh trầm trọng như hồi năm 2000 và các trạm xăng đều hết sạch nhiên liệu.
Chính phủ liên minh cảm thấy họ không thể kháng cự lại sức ép để giảm thuế xăng nhằm bù giá nhiên liệu tăng cao, thậm chí động thái này còn làm xói mòn chiến lược thu hẹp thâm hụt trung ương. Động thái này đã không thể ngăn chặn một cuộc suy thoái mới tại nước Anh.
Còn tại Mỹ, cuộc suy thoái mới đây đã làm tỉ lệ thất nghiệp giảm bị đảo ngược lại, và đẩy thâm hụt bùng lên mức 15% trong thu nhập quốc gia. Các hãng đánh giá tín dụng đặt chính quyền liên bang Mỹ vào diện giám sát tín dụng tiêu cực, đe dọa tỉ lệ tín dụng AAA của Mỹ do các lưỡng đảng chính trị không thể tìm ra một chính sách phản ứng phù hợp.
Tình trạng lao dốc vẫn tiếp diễn cho tới khi nào trở nên rõ ràng rằng nhu cầu dầu toàn cầu giảm hẳn.
Nếu nhu cầu dầu sụp đổ?
Khôi phục kinh tế toàn cầu được bồi đắp liên tục và dựa trên giá năng lượng thấp. Mức giá 100USD/thùng kéo dài sẽ giết chết nền kinh tế. Suy thoái ở phương Tây cùng vứoi thương mại thế giới sụp đổ đã khiến việc hiện thực hóa kế hoạch hồi sinh 2009-2010 của các nền kinh tế đang nổi trở thành ảo tưởng. Khôi phục kinh tế toàn cầu đuối hẳn vào năm 2011 và nhu cầu dầu giảm mạnh khiến cho giá dầu sẽ giảm xuống mức 40 USD/thùng và giữ mãi mức đó.
Năm 2011 và 2012 là năm kinh hoàng cho các nền kinh tế phát triển; tăng trưởng đình đốn, thất nghiệp gia tăng và thâm hụt nặng nề. Khu vực đồng tiền chung châu Âu vỡ tan, khắp nơi rơi vào cảnh khốn khó, thất nghiệp tràn lan trên khắp các châu lục - bao gồm cả các nền kinh tế đang nổi.
Nhưng tới cuối năm 2012, giá dầu xuống thấp sẽ cho phép các nền kinh tế khôi phục tăng trưởng.
Tỉ lệ thất nghiệp bắt đầu giảm và Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ cố chen chân để tái đắc cử.
Đối với nhiều năm sau đó, các quốc gia thuộc OPEC quyết định rằng giá dầu nên thấp hơn mức 50USD/thùng không nằm trong các lợi ích lâu dài của riêng họ.
Điều có vẻ như là một thảm họa chính là sau đó nhận ra rằng phải trở thành vị cứu tinh cho cả phương tây.