Khối tài sản tại Việt Nam mà BP dựkiến sẽ bán là phần sở hữu của BP tại dự án mỏ khí Lan Tây- Lan Đỏ, giànkhai thác khí Lan Tây, đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn, Nhà máy xử lý khíDinh Cố và Nhà máy điện Phú Mỹ 3.
Theo đại diện của BP tại Việt Nam,tổng vốn đầu tư mà BP bỏ ra ban đầu tại các dự án, công trình trênkhoảng 1,3 tỷ USD. Mục đích bán chủ yếu là lấy tiền cho Quĩ đền bù xử lýsự cố tràn dầu ở Vịnh Mexico.
Tại dự án mỏ khí Lan Tây và Lan Đỏ, BPchiếm 35% vốn, Tập đoàn ONGC của Ấn Độ chiếm 45% vốn và Tập đoàn Dầukhí Việt Nam (PVN) chiếm 20% vốn.
Tại dự án đường ống dẫn khí Nam CônSơn, BP chiếm 32,67%vốn, PVN chiếm 51% vốn và phần còn lại là Tập đoànConoco Phillips của Mỹ.
Đối với nhà máy nhiệtđiện Phú Mỹ 3, các chủ đầu tư gồm BP, SembCorp của Singapore và KyushuElectric Power - Nissho Iwai của Nhật Bản, mỗi chủ đầu tư nắm giữ 1/3vốn của nhà máy.
Trước thông tin BP sẽ giao bán các dựán khai thác mỏ, nhà máy điện này, dư luận đều hướng tới Tập đoàn Dầukhí Việt Nam (PVN) với câu hỏi liệu, PVN có ý định mua tài sản của BPhay không?
Bởi lẽ, PVN là Tập đoàn có tiềm lựctài chính mạnh nhất Việt Nam và nổi tiếng với các động thái mạnh mẽ nhưtừng xin nhận đầu tư cả 13 dự án nhiệt điện than mà Tập đoàn Điện lựcViệt Nam trả lại Chính phủ.
|
Khai thác khí là hoạt động liên quan đến an ninh năng lượng |
Tuy vậy, trao đổi với PV.VietNamNet,ông Phùng Đình Thực, Tổng Giám đốc PVN cho biết, tạm thời, PVN chưa thểđưa ra bình luận gì về thương vụ này.
Theo các hãng thông tấn quốc tế, hiệnmới có Tập đoàn dầu khí ONGC của Ấn Độ ngỏ ý muốn mua lại tài sản BP sắpgiao bán ở Việt Nam. Đây là đơn vị nắm giữ tỷ lệ vốn lớn nhất ở dự ánmỏ khí Lan Tây- Lan Đỏ: chiếm 45% vốn.
Ngoài ra, một số Tập đoàn dầu khí của Thái Lan, Trung Quốc cũng rất quan tâm tới thương vụ hấp dẫn này.
Tuynhiên, việc BP sẽ bán phần sở hữu của mình ở các dự án này cho aikhông đơn thuần là câu chuyện mua bán doanh nghiệp (M&A) thôngthường.
Chia sẻ với VietNamNet, tiến sĩ kinhtế Lê Đăng Doanh nhận định: “Khối tài sản mà BP giao bán đều là các côngtrình đồng sở hữu, liên quan đến khai thác mỏ, sản xuất điện, thuộclĩnh vực an ninh năng lượng, tài nguyên quốc gia.
Bởi vậy, không thể coi đó là thương vụgiao bán hàng hóa thông thường, không phải ai muốn mua là đều được.Nước chủ nhà Việt Nam có quyền tham gia chuyển nhượng phù hợp thông lệquốc tế và phù hợp lợi ích quốc gia.”
“Do đó, BP cần có sự trao đổi chặt chẽvới Chính phủ Việt Nam và việc chuyển giao phần vốn tại các dự án côngtrình này cần có điều kiện nhất định từ phía Chính phủ. Việcgiao bán các dự án này cần phải lưu ý trường hợp những đối tác đang muốnthâu tóm các nguồn năng lượng trên thế giới và có tham vọng lớn ở biểnĐông”, tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.
Theo thông lệ về đầu tư, mua bán sátnhập doanh nghiệp, khi BP tổ chức đầu thầu hay chuyển nhượng phần vốn sởhữu của mình tại các công trình dự án này thì các đối tác đồng sở hữu,hiện đang liên doanh với BP như PVN hay các Tập đoàn dầu khí của Mỹ, ẤnĐộ… sẽ được quyền ưu tiên mua cổ phần của BP trước.
Trao đổi với PV. VietNamNet, đại diệnBP tại Việt Nam cho biết, hiện Tập đoàn chỉ vừa mới có văn bản xin phépChính phủ Việt Nam về việc giao bán tài sản này cũng như qui trình tiếpthị các tài sản của mình.
Sau khi được Chính phủ Việt Nam chấpthuận, Tập đoàn này mới chính thức công bố kế hoạch giao bán tài sản.Tất nhiên, BP cũng mong muốn sớm nhận được hồi âm của Chính phủ Việt Namđể đẩy nhanh tiến độ thương vụ này.
BP đầu tư vào Việt Nam từ năm 1989, hoạt động chủ yếu trong ngành khai thác dầu khí, sản xuất kinh doanh điện
Mỏ khí Lan Tây và Lan Đỏ được phát hiện vào cuối năm 1992- 1993. Trữ lượng mỏ khí này có thể tạo ra 12 tỷ kWh điện mỗi năm. Thông qua đường ống Nam Côn Sơn, khí Lan Tây, Lan Đỏ được xử lý và cung cấp cho nhà máy điện Phú Mỹ 3 và các nhà máy nhiệt điện khác. Sản lượng điện phát từ nguồn khí Nam Côn Sơn này chiếm tới 24% tổng sản lượng điện quốc gia.
|