Ông Tăng Bá Viết, (chuyên viên Vụ Tài chính, Tổng cục Đường bộ Việt Nam): Thu qua xăng dầu ít tốn kém
Hiện nay, nguồn vốn cho công tác bảo trì đường bộ chủ yếu thông qua hai
nguồn mà đều hòa vào thành vốn ngân sách. Một là ngân sách cấp trực
tiếp, hai là thu phí qua các trạm thu phí, đều nộp vào ngân sách sau đó
lại được cấp cho công tác bảo trì.
Các con đường xuống cấp dần
dần, xuống cấp hàng năm, mà việc bảo trì không đáp ứng được việc duy trì
ở mức độ mong muốn nên cần phải tăng vốn bảo trì lên để giữ cho đường
được êm thuận hơn.
Trên thế giới đã có gần 60 nước thành lập quỹ bảo trì này. Người dân quen việc sử dụng đường kiểu như sản phẩm
sẵn có Nhà nước cho, không quen được môi trường chuyển sang thị trường,
tất cả hưởng dịch vụ thì phải có chi phí để dịch vụ đó được tốt hơn.
|
Các con đường đã xuống cấp, việc bảo trì và nâng cấp là cần thiết. |
Theo
tính toán của đề án, dự tính thu qua giá xăng dầu. Trong đề án có nêu
ra ba phương án. Sau khi phân tích các phương án thấy rằng thu qua xăng
dầu là phương án hiệu quả nhất, dễ thực hiện, ít tốn kém nhất. Dự kiến
thu qua toàn bộ các loại xăng thông thường tiêu thụ trên toàn lãnh thổ
Việt Nam, các đầu phương tiện sử dụng dầu diezel thu trực tiếp theo quý,
tháng, năm.
Quỹ
Bảo trì đường bộ sẽ được thành lập ở Trung ương và ở các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương. Quỹ ở Trung ương sẽ do Thủ tướng Chính phủ
thành lập, Bộ GTVT quản lý còn ở địa phương sẽ do chủ tịch UBND cấp
tỉnh thành lập, Sở GTVT quản lý. |
Về
nguyên nhân đường xuống cấp chủ yếu là do gia tăng quá nhiều về lượng
phương tiện so với việc có thể duy trì mức độ kỹ thuật của đường, đặc
biệt là xe tải nặng. Dự kiến thu qua xăng dầu sẽ được 6.029 tỷ đồng,
cộng với ngân sách nhà nước cấp hiện nay, sẽ là hơn 7.000 tỷ đồng, đáp
ứng khoảng 90% cho bảo trì.
Trong đề án cũng nêu có phương án
bỏ các trạm thu phí, chỉ giữ lại các trạm BOT. Đối với trạm thu phí hiện
nay đảm bảo số lượng rất ít, đáp ứng nhu cầu cho công tác bảo trì thấp.
Nếu tăng số trạm lên thì bất lợi cho xã hội, cồng kềnh, lãng phí, gây
ùn tắc giao thông. Thứ nữa, trạm thu phí không đảm bảo thu công bằng ví
dụ như giữa hai trạm thu phí, xe chịu phí không nộp phí trong khi vẫn
tác động lên đường nên phương án thu quỹ đường bộ qua trạm thu phí là
không tối ưu. Sau nhiều lần tiếp thu ý kiến và chỉnh sửa, bản trình gần
đây nhất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam là bản cuối tháng 6, đi vào vấn
đề thẩm định, sau đó sẽ trình Bộ Tư pháp.
Ông Lý Trường
Chiến (chuyên gia tư vấn cao cấp về Tái cấu trúc, quản trị chiến lược
và phát triển tổ chức thành viên International Committee Management
Consultancy (EU) Chủ tịch Trí Tri corp): Làm việc bằng những con số
thuyết phục
|
|
Cần
phải tính toán tỷ trọng xăng dầu cho từng ngành, trong đó xăng dầu dành
cho vận chuyển vận tải là bao nhiêu, số nữa đi vào nông nghiệp là bao
nhiêu? Nên làm việc bằng các số liệu thuyết phục. Nói lượng xăng dầu
dành cho ngoài giao thông đường bộ rất nhỏ, vậy rất nhỏ là bao nhiêu?
Thêm nữa, quy trình thu chi thế nào, quy trình kiểm soát ra sao, đối
tượng thu chi, đối tượng kiểm soát, thời gian thu chi và phương thức
kiểm soát, thu trong bao lâu, thời gian báo cáo và tường minh công khai
trong hệ thống và qua báo chí con số thực thu được ra sao? Hằng năm cần
có con số đã, đang, sẽ được sử dụng thế nào để có thể kiểm soát.
LS Trần Đình Triển (trưởng văn phòng luật Vì Dân): Phải thông qua Quốc hội
|
|
Việc
để bảo trì đường bộ cho tốt, thông suốt, đáp ứng đời sống xã hội cũng
như đi lại của người dân từ nhiều nguồn vốn khác nhau để đáp ứng được:
từ ngân sách, đầu tư và từ những sự đóng góp khác... Phí giao thông
thông qua xăng dầu đã được áp dụng ở nhiều nước.
Ở nước ta, đã
thu phí qua xăng dầu rồi, thì không được thu phí giao thông đường bộ nữa
và cũng không được bổ từ ngân sách nhà nước ra nữa. Tổng cục Đường bộ
Việt Nam có thể đưa ra giải pháp nhưng đã liên quan đến đời sống người
dân thì phải thông qua Quốc hội.
Ông Vũ Anh Tuấn (Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội): Nhiều khoản nhỏ thành lớn
|
|
Nói
số lượng không dùng xăng dầu để vận hành trên đường bộ là nhỏ, tôi
đồng ý là nhỏ so với tổng thể. Nhưng bây giờ thử làm những phép tính,
những công trường ở xa trung tâm, họ không có điện lưới. Một ngày phải
dùng máy phát điện tốn có khi tới 2 triệu đồng. Một tháng 60 triệu đồng
và nhiều công trình như thế thì sẽ là bao nhiêu?
Vì sao nhiều
người không tin vào các loại Quỹ, vào cách quản lí vốn của xây dựng? Vì
vốn quản lí đường chưa hiệu quả, rất nhiều chỗ thất thoát, việc điều
chỉnh vốn từ 100 lên 200 tỷ đồng rất đơn giản, dễ dàng, lại có những
hạng mục rất dễ bị làm vống lên, không thực tế, khó kiểm soát như khối
lượng đào đắp... Giá xăng dầu thì cứ bảo Nhà nước phải bù lỗ, nhưng tại
sao doanh nghiệp xăng dầu lại có khả năng chi trả lương so với các ngành
khác cao đến thế?
Tổng
cục Đường bộ Việt Nam đề xuất đối với xăng dầu, sẽ căn cứ hồ sơ nhập
khẩu, các đơn vị nộp phí vào Kho bạc Nhà nước trước khi đưa về tiêu thụ
trong nước. Đối với sản xuất trong nước, phí được tính vào giá bán của
nhà máy cho thị trường và nhà sản xuất nộp vào Kho bạc Nhà nước ngay
khi xuất bán xăng. Với phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng dầu diesel,
nguyên tắc áp dụng là thu theo kilômet xe chạy với mức thu tính toán
tương đương mức thu qua xăng của xe sử dụng xăng đối với nhóm xe cùng
trọng tải... |